Là
cha mẹ ai cũng mong muốn mang đến cho con mình những điều tốt nhất.
Nhiều phụ huynh sợ con mình thua thiệt nên có dịp là gởi con học thêm
những các lớp rèn luyện kỹ năng sống, trại hè quân đội rồi các lớp kỹ
năng giao tiếp, chia sẻ, ứng xử tình huống. Tuy vậy, không phải bé nào
trở về nhà cũng ứng dụng được các kiến thức ở các khóa huấn luyện kỹ
năng và càng nhồi nhét thì các bé càng hoang mang không biết hành xử sao
cho đúng.

Hãy để trẻ tập và thực hành mỗi ngày
Cách
đơn giản và dễ thực hiện nhất là hãy để bé tham gia vào các hoạt động,
sinh hoạt hằng ngày của gia đình như một thành viên chính thức và hướng
dẫn cho bé cách tuân thủ các quy tắc trong gia đình. Tùy theo độ tuổi,
các bé có thể tham gia phụ giúp gia đình những việc vặt hoặc tự sắp xếp
lịch sinh hoạt, thời gian biểu của mình mà không cần sự kiểm soát của ba
mẹ. Điều quan trọng để giúp bé phát triển các kỹ năng sống chính là tạo
điều kiện cho bé thực hành mỗi ngày để trở thành thói quen.
Có thể bắt đầu từ những việc đơn
giản phù hợp với từng độ tuổi như rửa chén, chế biến vài món uống, trang
trí bánh, chuẩn bị thức ăn đơn giản, lau nhà, dọn dẹp vệ sinh.
Nhiệm vụ của bố mẹ là quan tâm và
khuyến khích trẻ học thêm điều mới, để trẻ tự làm mọi việc và chỉ giúp
đỡ khi nào cần. Bạn đừng quá sợ trẻ bị đứt tay, bị bỏng hay làm đổ vỡ
chén bát, mọi việc đều có logic của nó. Bạn có thể hướng dẫn bé sử dụng
dao đúng cách, dạy bé cách tuân thủ các quy định cần thiết khi cắt đồ ăn
và nhớ chọn bộ dao riêng, không bén, dành cho "thực tập sinh". Với việc
rửa chén, hãy cho bé sử dụng bộ đồ ăn bằng nhựa và hướng dẫn cho bé
cách làm sạch bộ đồ ăn riêng của bé...
Khi trẻ tự làm được một việc gì đó, hay học được một kĩ năng mới, trẻ sẽ cảm thấy tự tin vào năng lực bản thân.
Khuyến khích trẻ thể hiện tình cảm theo đúng lứa tuổi
Ở
từng độ tuổi khác nhau, các bé sẽ thể hiện mình theo nhiều cách khác
nhau, không có phương pháp giáo dục chung nào cho tất cả trẻ em. Vì vậy,
nếu muốn điều chỉnh hành vi của các con, trước tiên ba mẹ hãy tập lắng
nghe con trẻ nhiều hơn, để cho con thoải mái bày tỏ chính kiến sau đó
mới hướng dẫn bé cách cử xử đúng mực. Nếu bé chưa biết thể hiện tình cảm
phù hợp, ba mẹ nên tìm hiểu tâm trạng, nguyên nhân của lối hành xử đó
trước khi la rầy hay chỉ trích con. Việc bị chỉ trích hoặc đàn áp ý kiến
thường khiến trẻ tổn thương, dẫn đến mất tự tin, không dám nói lên cảm
xúc, suy nghĩ thật của mình.
Khi trẻ tức giận, có thể cho trẻ nặn
đất sét, vẽ một bức tranh, cùng nhau làm bánh hay kể một câu chuyện để
bé bày tỏ cảm xúc thật của mình.
Một trong những cách hữu hiệu để mẹ
giúp bé kiềm chế và thể hiện cảm xúc đó là hãy lắng nghe bé và hướng bé
đến những trạng thái tích cực hơn.
Giúp con tỏ bày yêu thương
Những
hành động truyền cảm hứng đơn giản mà trẻ thường thích tham gia đó là
khuyến khích trẻ nói lời yêu thương mỗi khi đi học và hôn bố, ôm mẹ mỗi
khi về nhà. Bạn có thể "bày trò" để trẻ biết thêm nhiều cách để thể hiện
tình cảm với người khác hơn. Nhãn hàng Orion đang có rất nhiều gợi ý
thú vị để mẹ giúp con tỏ bày tình cảm với người thân. Như bạn có thể
cùng bé chọn mua bánh thật ngon mang lên lớp ăn với bạn trong giờ ra
chơi.
Khuyến khích bé tự tay trang trí một
chiếc bánh chocopie gửi tặng bạn thân dịp sinh nhật, để bé hiểu, cho
đi, rồi sẽ được nhận lại những tình cảm yêu thương.
Hãy cùng con xếp những chiếc bánh
nhỏ thành một ổ bánh to cho sinh nhật của mẹ... Cách này giúp trẻ biết
cách tỏ bày tình cảm, lại còn khuyến khích trẻ thêm sáng tạo.